Tìm hiểu về cấu tạo kệ trung tải
1. Kệ trung tải là gì?
Kệ trung tải hiện nay đang là một giải pháp hiệu quả hàng đầu trong việc lưu trữ hàng hóa, giải quyết vấn đề kho chứa. Loại kệ này được thiết kế lắp ghép với nhiều tầng chứa hàng khác nhau, mỗi tầng được ngăn cách bởi mâm sàn. Kệ trung tải có trọng tải ở mức trung bình từ 200 – 600 kg mỗi tầng, số tầng linh hoạt từ 2 – 6 tầng. Các nhà sản xuất sẽ dựa vào nhu cầu của khách hàng để đưa ra những thiết kế tối ưu nhất.
– Ứng dụng làm kệ kho để hàng với tải trọng dưới 500 kg/tầng, mật độ hàng hóa không cao
– Sử dụng làm kệ treo lưu trữ mặt hàng quần áo
– Sử dụng làm kệ kho, kệ để đồ gia đình
– Dùng làm kệ trưng bày hàng hóa
….
2. Cấu tạo kệ trung tải
Một bộ kệ trung tải sẽ được cấu tạo từ 5 bộ phận chính như sau:
[caption id="attachment_1235" align="aligncenter" width="600"] cấu tạo kệ trung tải[/caption]Chân trụ:
Đây là bộ phận chịu hoàn toàn trọng lực của hàng hóa, chân trụ được thiết kế theo tạo hình chữ U được đục nhiều lỗ trên thân cột. Các chân trụ đòi hỏi độ thi công chính xác cao, các lỗ phải được gia công chuẩn để khi khách hàng lắp ráp sẽ dễ dàng hơn.
Kích thước thông dụng của kệ là 50x50mm, độ dày cũng có thể thay đổi theo từng cấp tải trọng khác nhau. Ví dụ như tải từ 200 -350kg/ san thì thường thanh sắt thép có độ dày là 1,5mm, còn tải từ 350 – 500kg/san thì dùng loại sắt có độ dày 1,8mm.
Thanh beam:
Thanh beam chịu lực trực tiếp từ hàng hóa sau đó dàn tải ra chân trụ xuống đất, các thanh beam được làm từ sắt hộp nằm dọc theo chiều dài của kệ được nối đất với hai chân trụ bằng các móc gài và bu lông. Thường thanh beam được tạo thành hình chữ Z hoặc hình hộp chữ nhật để tăng kết cấu chịu lực. Hai đầu của thanh beam có cấu tạo hình chữ L đi kèm với các móc gài để gài vào cột trụ, cấu định đầu thanh beam.
Kích thước thông dụng nhất của thanh beam là 30x73mm hoặc cũng có thể thùy thuộc vào tải trọng khác nhau.
Sàn tôn:
Sàn tôn là mặt sàn của kệ trung tải, thông thường chúng sẽ được làm từ mâm tôn nhưng cũng có thể làm từ một số vật liệu khác như gỗ, tấm lưới,… tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Độ dày của mặt sàn dao động từ 0,1 – 1mm dựa vào tải trọng mà sẽ có thiết kế khác nhau. Dưới mặt sàn là các gân tăng cứng để tăng khả năng chịu tải cho kệ.
Các sàn tôn thường sử dụng các tấm tôn được gấp mép, gia cố thêm phía dưới bằng các tăng cứng hình chữ U để không khi võng khi chứa hàng hóa.
Giằng chéo, giằng ngang:
Hệ thống giằng chéo, thanh giằng ngang giúp kệ thêm vững chắc hơn với chất liệu được làm từ tấm tôn theo hình chữ nhật được gấp thành hình chữ C có độ dài nhất định. Thanh giằng có mặt cắt hình chữ U được lắp ở 2 bên hông của kệ. Được cố định lại bằng các bu lông, ốc vít.
Số lượng của các thanh giằng này phụ thuộc vào chiều cao của bộ kệ. Nguyên tắt của thanh giằng là 2 thanh giằng ngang trên và dưới, các thanh giằng chéo ở giữa.
Đai ốc, bulong:
Đây tuy chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng lại không thể thiếu được, chúng giúp liên kết các bộ phận của kệ lại với nhau, cố định chúng thêm phần vững chắc.
3. Hình ảnh các loại kệ trung tải
Kệ trung tải 2 tầng:
Kệ trung tải 3 tầng:
Kệ trung tải 4 tầng:
Kệ trung tải 5 tầng:
Kệ trung tải 6 tầng:
4. Cách lắp đặt kệ trung tải
Do kệ trung tải là loại kệ lưu trữ hàng hóa với trọng lượng lớn nên việc lắp đặt phải vô cũng cẩn thận và phải đúng kỹ thuật. Để tránh trường hợp lỏng lẻo, gẫy sập nguy hiểm cho người xung quanh cũng như hư hỏng hàng hóa. Hãy cùng tham khảo các bước lắp đặt kệ trung tải dưới đây để lấy thêm kinh nghiệm khi lắp đặt nhé:
Bước 1: Lắp đặt thanh giằng
Các thanh giằng được lắp vào hai cột trụ của mỗi đầu kệ. Đặt 2 thanh trụ nằm song song với nhau, thanh giằng được đặt ngang ở tầng dưới cùng cách mặt đất từ 15 – 20cm với 3 mắt đột trên cột. Sau đó lắp thanh giằng chép sao cho các thanh giằng ngang vuông góc với chân trụ một góc 90 độ.
Bước 2: Cố định thanh giằng
Sử dụng các bu lông và ốc vít để cố định các thanh giằng, các thanh giằng chéo và thanh giằng ngang được cố định vào cột trụ ở điểm đầu gián tiếp giữa hai thanh giằng. Sau khi lắp ốc dùng máy vít ốc hoặc vít chữ T để xiết chặt.
Bước 3: Lắp đặt thanh beam
Sau khi cố định được các thanh giằng và chân trụ, bước tiếp thao là dựng thẳng chúng lên và cài thanh beam vào các vị trí đánh dấu sẵn để cân đối giữa các tầng.
Sau đó tiến hành xiết ốc vít để tăng độ chắc chắn và để chân trụ với sàn không bị đổ.
Bước 4: Lắp mặt sàn lên kệ
Hãy đặt các tấm sàn tôn lên những thanh beam vừa lắp. Kệ lắp đúng kỹ thuật mặt sàn sẽ vừa vặn với các mép của thanh beam cân đối không bị cong vênh hoặc lệch.
Nhận xét
Đăng nhận xét